Mùi hôi tiếp tục tấn công Nam Sài Gòn

Người dân ở các chung cư, biệt thự khu Phú Mỹ Hưng (quận 7), huyện Nhà Bè, Bình Chánh... lại đồng loạt "kêu trời" vì bị mùi hôi nồng nặc tấn công gần một tháng nay. Cảm giác chịu đựng mùi hôi được miêu tả "muốn long óc", xuất hiện chủ yếu sau mưa, nặng nhất là chiều tối và rạng sáng khiến cư dân không muốn ra đường.

Những khu dân cư, tòa nhà có mặt tiền hướng Nam chịu ảnh hưởng nặng nhất. Sinh hoạt gia đình đảo lộn vì luôn phải đóng kín cửa sổ, mở máy lạnh 24/24, tập thể dục buổi sáng phải đeo khẩu trang...


Sống tại khu Chateau (Phú Mỹ Hưng), chị Nguyễn Thị Hồng Hà cho biết, mùi hôi giống như bể phốt khiến mọi người thấy buồn nôn. "Cứ bước ra ngoài là y như đứng cạnh bãi rác, kinh khủng nhất là lúc nửa đêm về sáng hay khi trời vừa tạnh mưa", chị Hà nói.Danh sách các chung cư, khu biệt thự bị ảnh hưởng mùi hôi ngày càng dài thêm trong nhật ký phản ánh của cư dân như: Happy Vallay, Chateau, Riviera Point, Lacasa, Mỹ Thái 2, Cảnh Viên, Era Town, Bellaza... (quận 7); Phú Hoàng Anh, Hoàng Anh An Tiến... (Nhà Bè) cùng các khu dân cư ở Bình Chánh, quận 8...

Dùng ứng dụng bản đồ Windy tra hướng gió thổi khi mùi hôi xuất hiện, nhà của chị Hà hứng các đợt gió Tây Nam. "Đây chắc chắn là mùi hôi từ rác mà trong bán kính 10 km chỉ có bãi rác khổng lồ Đa Phước. Gần hai năm trước TP HCM kết luận thủ phạm tra tấn chúng tôi là bãi rác này, các bên cũng có nhiều động thái để khắc phục nhưng tình trạng này chưa bao giờ được cải thiện", chị Hà khẳng định.

Những phản ánh liên tục của cư dân khu Phú Mỹ Hưng.

Những phản ánh liên tục của người dân Phú Mỹ Hưng.

"Mà cũng hay, ngửi cái mùi đó xong tỉnh cả người vì quá kinh khủng. Sau đó tôi lại đóng kín cửa, bật máy lạnh xem bóng đá tiếp", anh Vĩ cười méo xệch.Cùng quan điểm, song anh Hùng Vĩ (ngụ chung cư Bellaza, quận 7) có vẻ lạc quan hơn. Anh kể, hơn nửa tháng nay thường xuyên thức khuya xem World Cup. Mỗi lần buồn ngủ, anh mở cửa ban công để hứng gió trời cho tỉnh táo nhưng đều bị mùi thối xộc thẳng vào mũi.

Trên diễn đàn Sự thật mùi hôi thối ở Phú Mỹ Hưng hay Sự thật mùi hôi thối ở Nam Sài Gòn... cư dân cập nhật gần như hằng ngày về mùi xú uế. Nhiều người bày tỏ nỗi chán chường, thất vọng, mong muốn bán nhà đi nơi khác để ổn định cuộc sống.

"Cư dân bỏ từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng để hưởng cuộc sống đô thị văn minh ở đây nhưng 3-4 năm nay chúng tôi lại phải hứng chịu mùi rác nồng nặc. Mỗi đợt hôi thối kéo dài đến 5-6 tháng khiến cuộc sống đảo lộn", chị Tô Hồng Trang chia sẻ.

Ngày 30/6, trước phản ánh của người dân, các cán bộ của Sở Tài nguyên Môi trường đã đến ghi nhận sự việc, tìm hiểu nguyên nhân.

Phần màu xanh của khu đô thị Nam Sài Gòn đang chịu ảnh hưởng của mùi hôi.

Phần màu xanh của khu đô thị Nam Sài Gòn đang chịu ảnh hưởng của mùi hôi


Theo báo cáo ngày 29/9/2016 của UBND TP HCM, hoạt động của các nguồn phát thải trong khu Liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước (Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam - VWS) đã phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng đến khu vực dân cư một số phường của quận 7, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè. Đây là khu chôn lấp rác lớn nhất TP HCM, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5.600 tấn rác, chiếm 66% tổng lượng rác tại thành phố.Mùi hôi nồng nặc ở Phú Mỹ Hưng và các khu dân cư Nam Sài Gòn xuất hiện từ giữa năm 2016 khiến người dân gửi đơn kêu cứu nhiều nơi. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải chỉ đạo UBND TP HCM làm rõ.

Giữa năm ngoái, VWS bị Tổng cục môi trường xử phạt 1,5 tỷ đồng, yêu cầu chấm dứt việc lưu giữ nước thải trái quy định và nhanh chóng xử lý toàn bộ nước thải đang lưu chứa tại ô chôn lấp số 2.

Bãi rác Đa Phước có công suất chôn lấp mỗi ngày khoảng 5.500 tấn, hiện đã cao như ngọn núi. Ảnh: Hữu Nguyên.

Bãi rác Đa Phước có công suất chôn lấp mỗi ngày khoảng 5.500 tấn, hiện đã cao như ngọn núi. Ảnh: Hữu Nguyên


Để thay thế phương pháp chôn lấp rác đã lạc hậu, theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cuối năm 2017, TP HCM lần đầu tiên tổ chức hội nghị nhằm kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xử lý rác bằng công nghệ đốt, phát Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng rất khó khắc phục mùi hôi từ bãi rác, những giải pháp thành phố và VWS đưa ra chỉ là trước mắt. Về lâu dài cần đào hố sâu, ở dưới có lớp vải địa chất, đổ và nén rác sau đó phủ lớp đất và vôi lên trên. Làm như vậy để bãi rác không cao thêm nữa, có thời gian phân hủy."


Để thay thế phương pháp chôn lấp rác đã lạc hậu, theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cuối năm 2017, TP HCM lần đầu tiên tổ chức hội nghị nhằm kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xử lý rác bằng công nghệ đốt, phát Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng rất khó khắc phục mùi hôi từ bãi rác, những giải pháp thành phố và VWS đưa ra chỉ là trước mắt. Về lâu dài cần đào hố sâu, ở dưới có lớp vải địa chất, đổ và nén rác sau đó phủ lớp đất và vôi lên trên. Làm như vậy để bãi rác không cao thêm nữa, có thời gian
 
phân hủy.


Để thay thế phương pháp chôn lấp rác đã lạc hậu, theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cuối năm 2017, TP HCM lần đầu tiên tổ chức hội nghị nhằm kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xử lý rác bằng công nghệ đốt, phát Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng rất khó khắc phục mùi hôi từ bãi rác, những giải pháp thành phố và VWS đưa ra chỉ là trước mắt. Về lâu dài cần đào hố sâu, ở dưới có lớp vải địa chất, đổ và nén rác sau đó phủ lớp đất và vôi lên trên. Làm như vậy để bãi rác không cao thêm nữa, có thời gian phân hủy.

 

Theo VNE