Nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam VietKings trân trọng điểm lại những kỷ lục mà cộng đồng kỷ lục gia Việt Nam đã thực hiện trong những năm qua nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của vị lãnh tụ vĩ đại dân tộc Việt Nam.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản hùng ca vì sự đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới. Bác Hồ đã đi xa nhưng cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức vĩ đại, sáng ngời của Người vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Những lời căn dặn, chỉ dẫn thiêng liêng và tình cảm thiết tha của Người đã trở thành mệnh lệnh trái tim đối với mỗi người dân Việt Nam.
Dưới đây là 15 kỷ lục Việt Nam mà cộng đồng kỷ lục gia Việt Nam đã thực hiện trong những năm qua để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1. Bản di chúc của Bác Hồ viết bằng chất liệu lá thốt nốt lớn nhất Việt Nam
Kỷ lục gia - nghệ nhân Võ Văn Tạng và Ban Quản lý Du lịch và Văn hóa huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Xác lập năm 2010
Hai mặt của tác phẩm
Tác phẩm được kỷ lục gia Văn Tạng cùng 7 thợ lành nghề làm suốt trong một tháng để kịp trưng bày phục vụ nhân dân đến đọc, chiêm ngưỡng đúng vào dịp Tết Tân Mão 2011. Kỷ lục gia Võ Văn Tạng cho biết, đây là bức tranh khó làm nhất từ trước đến nay, ông phải tính toán, làm thử, chỉnh sửa nhiều lần cho phù hợp với kích cỡ, dễ nhìn, dễ đọc. Mặc dù biết trước đây sẽ là bức tranh khó làm, nhưng ông cho biết với tình cảm sâu sắc đối với Bác Hồ nên đã quyết tâm làm và gửi gắm cả tình cảm trong từng nét chữ, từng hình ảnh rất sống động.Để trở thành nghệ nhân ghép tranh lá thốt nốt - nguyên liệu đặc biệt chỉ có tại vùng Bảy Núi An Giang, kỷ lục gia, nghệ nhân Võ Văn Tạng đã có hơn 10 năm miệt mài tìm tòi, tỉ mỉ làm ra các sản phẩm từ chất liệu độc đáo. Bức tranh “Bản Di chúc Bác Hồ năm 1969” có khổ 1,22x2,24m với hai mặt lồng kính, gồm ảnh lớn chân dung Bác Hồ và 4 ảnh nhỏ về quê hương của Bác, cảnh Bến Nhà Rồng, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và Lăng Bác. Mặt còn lại là toàn văn bản di chúc của Người gồm 56 dòng với trên 1.000 chữ.
Đây không chỉ là bức tranh duy nhất, mà trong nhiều năm miệt mài thực hiện các sản phẩm độc đáo từ lá thốt nốt, ông Tạng còn có hơn 100 bức tranh ghi lại hình ảnh, hoạt động cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bức tranh Bản di chúc Bác Hồ viết bằng chất liệu lá thốt nốt lớn nhất Việt Nam hiện được trưng bày tại Khu Du lịch và Văn hóa huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang để phục vụ nhân dân tới tham quan và thưởng lãm.
2. Bức tượng Bác Hồ bằng than đá mang giá trị nghệ thuật đặc sắc
Kỷ lục gia - nghệ nhân Đới Ngọc Mạnh
Xác lập năm 2013
Kỷ lục gia - nghệ nhân Đới Ngọc Mạnh bên một tác phẩm khác bằng than đá về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bức tượng được thực hiện năm ông Đới Ngọc Mạnh 32 tuổi đời. Bức tượng này sau đó được Thủ tướng Phạm Văn Đồng đích thân về Quảng Ninh đón nhận và đề nghị tác giả cùng về Hà Nội để trao lại cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.Năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, xuất phát từ tình cảm sâu sắc đối với Người cùng sự động viên khích lệ từ lãnh đạo và công nhân trong xưởng, nghệ nhân Đới Ngọc Mạnh bắt tay thực hiện tạc tượng Người bằng chất liệu than đá của chính vùng đất Quảng Ninh. Sau 45 ngày miệt mài bên khói than, bức tượng hoàn thành nặng gần 600kg, cao 1,45m trên một khối than đá nặng trên 1 tấn.
3. Người vẽ chân dung Bác Hồ bằng bút lửa nhiều nhất
Kỷ lục gia Hồ Ngọc Hiếu (bút danh Hồn Lửa Việt)
Xác lập năm 2013
Kỷ lục gia Hồ Ngọc Hiếu
Tính đến thời điểm xác lập, kỷ lục gia Hồ Ngọc Hiếu đã thực hiện được 17 bức chân dung Bác Hồ bằng bút lửa trên gỗ bạch tùng với kích thước từ 45x70cm đến 67x88cm. Những bức chân dung Bác Hồ bằng bút lửa được thực hiện rất tỉ mỉ, mỗi bức thể hiện một thần thái khác nhau, sinh động và nghệ thuật.Kỷ lục gia Hồ Ngọc Hiếu (quận 9 - TP.HCM) đã thể hiện hình tượng Hồ Chủ Tịch qua các tác phẩm bằng nghệ thuật bút lửa. Với gam màu chủ đạo là màu tự nhiên của gỗ và màu gỗ bị đốt cháy, ông đã tạo ra bộ sưu tập những tác phẩm rất ấn tượng về Bác Hồ.
4. Bức tượng Bác Hồ bằng đồng lớn nhất
UBND tỉnh Gia Lai
Xác lập năm 2012
Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên
Tượng đài làm bằng đồng tấm nguyên chất dày 5mm. Khung xương bằng thép không rỉ cường độ cao. Chiều cao tổng thể tượng đài là 16,6m, riêng phần thân tượng cao 11,4m, bệ tượng cao 5,2m, thể tích 95m3, kết cấu móng bê tông cốt thép khoan cọc nhồi, bên ngoài bệ tượng ốp đá xanh tự nhiên.Sau hơn hai năm khởi công xây dựng (từ tháng 10/2010 đến tháng 12/2012), ngày 9/12/2012, lễ khánh thành “Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên” được tổ chức trọng thể tại quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Hình tượng Bác Hồ uy nghi, nhân hậu đứng trên khối đá tự nhiên, phía dưới có dòng suối chảy. Tay phải Người giơ cao vừa phải về phía trước như để chào đón đồng bào Tây Nguyên. Phần phù điêu của tượng Bác Hồ phía sau được làm bằng chất liệu đá tự nhiên với kích thước dài 60m và cao 12m, tạo nên một bức tượng đồ sộ, cao lớn và uy nghi.
5. Bức tự họa chân dung Bác Hồ trên mành tre lớn nhất
CLB Thư pháp Việt Thanh niên - thành phố Biên Hòa
Xác lập năm 2012
Bức tự họa chân dung Bác Hồ trên mành tre lớn nhất
Chân dung Bác được cách điệu với hình thức viết tên Hồ Chí Minh theo phong cách họa tự. Phần dưới là hình bản đồ Việt Nam hình chữ S với hình ảnh danh lam thắng cảnh đặc trưng ba miền Bắc - Trung - Nam và các quần đảo. Nằm trên hình ảnh bản đồ là một đóa sen hồng. Đặc biệt, bức họa còn được vẽ 122 bông sen theo dạng ẩn. Nơi phía dưới bản đồ là dòng chữ thư pháp “Sáng mãi tên Người”. Còn phần dưới khắc họa hình tượng trống đồng Đông Sơn với ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đồng thời tạo dựng nền tảng vững chắc cho thế hệ trẻ.Năm 2012, CLB Thư pháp Việt Thanh niên thành phố Biên Hòa trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tạo nên bức họa tự chân dung Bác Hồ trên mành tre mang nhiều ý nghĩa. Đặc điểm của bức tự họa là được gắn kết từ 455 thanh tre do chính tay các thành viên tỉa và lắp ghép. Tổng trọng lượng 122kg (tượng trưng cho 122 năm kỷ niệm ngày sinh nhật Bác). Tất cả được gắn kết nên một tấm mành tre dài 1.002cm (tượng trưng cho kỷ niệm 1.002 năm Thăng Long - Hà Nội), rộng 312cm (tượng trưng cho 312 năm Biên Hòa - Đồng Nai).
6. Sách lịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam
Công ty TNHH An Hảo
Xác lập năm 2012
Sách lịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đây là những lời kêu gọi, khuyên dạy, lời căn dặn, động viên của Bác Hồ gửi đến toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đến anh em bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Cùng với nội dung đó là 365 trích đoạn thơ lược dẫn từ kho di sản thơ Hồ Chí Minh, giúp ta hiểu thêm về Bác Hồ như một “Danh nhân văn hóa kiệt xuất” do Tổ chức UNESCO trao tặng. Bộ lịch có thiết kế độc đáo, được lật qua mỗi ngày, mà hoàn toàn không phải xé sau khi sử dụng. Và sau khi sử dụng xong bộ lịch sẽ được lưu như một cuốn sách lịch hữu ích về Bác Hồ.Bộ sách lịch “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là bộ lịch đặc biệt cả về hình thức và nội dung được biên soạn công phu trong hơn 3 năm. Ông Vũ Đức Loan là tác giả ý tưởng. Bộ lịch được thiết kế mang dáng dấp cổ điển, nhưng lại hiện đại với 200 bức ảnh của Bác Hồ được một tập thể họa sĩ dày công họa từng chi tiết. Xuyên suốt bộ lịch là 365 di ngôn của Bác Hồ được chọn lọc và dẫn nguyên văn từ bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập (15 tập).
7. Nghệ sĩ thể hiện thành công hình tượng Bác Hồ ở nhiều thể loại nhất
Kỷ lục gia - nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Tiến Hợi
Xác lập năm 2013
NSƯT Tiến Hợi trong vai thầy giáo Nguyễn Tất Thành, phim Hẹn gặp lại Sài Gòn
Suốt hơn 40 năm qua, số lần NSƯT Tiến Hợi thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều không kể xiết. Hàng chục tác phẩm từ sân khấu đến điện ảnh, truyền hình. Chưa kể nhiều vở kịch như Đêm trắng được diễn hàng trăm buổi, trên khắp tỉnh thành cả nước. Năm 2013, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục là “Nghệ sĩ thể hiện thành công vai Bác Hồ trong nhiều thể loại nhất”. Vì muốn giữ mãi hình ảnh của mình với những ký ức đẹp khi đóng vai Bác Hồ, NSƯT Tiến Hợi không bao giờ nhận vai phản diện dù trên sân khấu hay phim ảnh. Ông cũng mong muốn sớm tìm được diễn viên trẻ có dáng dấp giống Bác để “truyền nghề”.Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Tiến Hợi không phải là người duy nhất đóng vai Bác Hồ. Nhưng khi nói đến những vai diễn về Bác trên sân khấu, điện ảnh, hay truyền hình thì cái tên mà người ta nhắc đầu tiên và nhiều nhất, chính là ông. Ông là diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Trường Sơn Quân khu 2, quê Nghệ An. Vai diễn đầu tiên đưa bén duyên với hình tượng Bác Hồ là vở Đêm trắng (NSND Doãn Hoàng Giang dàn dựng). Thời điểm đó, ông 28 tuổi, rất gầy, dong dỏng cao. Sau khi hóa trang, mọi người đều ồ lên vì… giống Bác quá. Giống từ vóc dáng, khuôn mặt, ánh mắt, thần thái. Giống đến cả giọng nói.
8. Bức tranh khảm trai chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất (Vượt kỷ lục Việt Nam)
Kỷ lục gia - nghệ nhân Nguyễn Đình Vinh
Xác lập năm 2014
Bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập
Trong 3 tháng miệt mài, tỉ mỉ, công đoạn này được hoàn thành. Công đoạn khó nhất là truyền thần thái của Người vào bức ảnh để thể hiện được tâm trạng, dáng vẻ của Người. Đường nét của bóng nắng ngả xuống bờ vai cũng được thể hiện rõ nét. Sau cùng là công đoạn phủ sơn, đánh véc-ni, cho vào khung kính. Bức ảnh được hoàn thành với kích thước 193x128cm, khắc họa rõ nét hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đọc Tuyên ngôn Độc lập.Nghệ nhân Nguyễn Đình Vinh sinh năm 1976, từ lâu được biết đến là nghệ nhân chuyên khảm chân dung về Bác Hồ. Bức ảnh truyền thần Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập được thực hiện bằng gỗ gụ, khảm trai. Bức ảnh được thực hiện từ 310 miếng ghép vuông 5cm, toàn bộ là hình khối được đục và gắn chìm bằng mặt gỗ bằng chất liệu sơn ta, sau 20 ngày khô cứng được mài phẳng và chuyển sang công đoạn truyền thần.
9. Nghệ nhân thêu tay truyền thống thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh thành tranh trang trí bằng chỉ tơ tằm Việt Nam đầu tiên
Kỷ lục gia - nghệ nhân ưu tú Lê Văn Kinh
Xác lập năm 2013
Nghệ nhân Lê Văn Kinh
Ở bài Tẩu lộ, hình nền được dệt bằng 7 màu chỉ, tạo thành hoa văn trên nền lụa tơ tằm. Các nét chữ được thể hiện tinh tế, khéo léo bằng chỉ tơ tằm màu đỏ đậm nhạt. Riêng bản nguyên tác chữ Hán lại được thêu trên nền tơ đỏ dệt kim tuyến. Riêng bài thơ Hoàng hôn, bản dịch được nghệ nhân thể hiện bằng chỉ tơ tằm chuyển từ xanh nhạt đến xanh đậm trên nền gấm vàng, tạo vẻ đẹp trang nhã, uyển chuyển, sang trọng. Đặc biệt, bài thơ nguyên tác lại được ông chọn chất liệu chỉ kim tuyến, đặt hàng từ Nhật Bản, trên nền tơ tằm đen của làng lụa Vạn Phúc. Để thực hiện được 4 bức tranh này, nghệ nhân đã phải mất gần một năm trời. Vào năm 2013, khi đã 82 tuổi, nghệ nhân Lê Văn Kinh (thành phố Huế) hoàn thành 4 bản thêu tay bằng chỉ tơ tằm với hai thứ tiếng: Việt và Hán của hai bài thơ Tẩu lộ (Đi đường) và Hoàng hôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghệ nhân Lê Văn Kinh kể, năm 1994, ông đã ấp ủ ý tưởng được thêu thơ Bác Hồ. Cho đến giữa năm 2013 thì ý nguyện đó mới được thực hiện.
10. Bức tranh Bác Hồ bằng hoa sen lớn nhất Việt Nam
Chùa Đại Tuệ (Nam Đàn, Nghệ An)
Xác lập năm 2015
Bức tranh chân dung bằng hoa sen lớn nhất thế giới
Tranh có kích thước 4x6m, khắc họa hình ảnh Bác đang tươi cười và vẫy tay chào nhân dân. Điểm đặc biệt của tác phẩm này là sự kết nối lại một cách khéo léo từ hơn một vạn búp sen hồng và sen trắng; tạo hình Bác Hồ trong bộ kaki giản dị đang vẫy tay chào. Đây cũng là “Bức tranh chân dung bằng hoa sen lớn nhất thế giới” được Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) xác lập vào năm 2015. Năm 2015 chính là năm kỷ niệm ngày sinh lần thứ 125 của Bác và người dân Nghệ An đã chuẩn bị tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm chào đón ngày sinh nhật Người. Đặc biệt là hoạt động thực hiện bức chân dung Bác Hồ được làm từ 10.000 bông hoa sen do Thượng tọa Thích Thọ Lạc cùng tập thể Chùa Đại Tuệ (Nam Đàn, Nghệ An) thực hiện.
11. Cuốn sách những lời dạy của Bác Hồ viết bằng chữ thư pháp Việt lớn nhất
Kỷ lục gia - nhà thư pháp Võ Dương
Xác lập năm 2016
Cuốn sách những lời dạy của Bác Hồ viết bằng chữ thư pháp Việt lớn nhất
Kỷ lục gia - nhà thư pháp Võ Dương cũng chính là người thực hiện tác phẩm thư pháp chữ Việt về Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang tên Đại tướng của nhân dân, Võ Nguyên Giáp - những năm tháng cuộc đời dài 2,04m, rộng 1,36m, cao 0,48m và nặng 500kg, ghi lại thân thế, đời sống và sự nghiệp của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiết lập kỷ lục Việt Nam, kỷ lục Thế giới vào năm 2019.Cuốn thư pháp ghi lại hơn 60 lời dạy nổi tiếng của Bác Hồ từ năm 1945-1966, dành cho thiếu nhi, thanh niên, cán bộ... Sách được thực hiện trên giấy xuyến, có chiều ngang 1,1m, dài 1,5m, dày 15cm vào năm 2015. Cuốn sách này sau đó được trao tặng lại cho Trường Đại học Nguyễn Tất Thành vào năm 2017.
12. Truyện thơ dài nhất về Bác Hồ được viết bằng thể thơ lục bát (Vượt kỷ lục Việt Nam)
Kỷ lục gia Nguyễn Hồng Quân
Xác lập năm 2015
Thầy giáo Nguyễn Hồng Quân và Truyện về Người
13. Chương trình đồng diễn thể dục xếp hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều miếng ghép nhất Thầy giáo Nguyễn Hồng Quân là giáo viên Mỹ thuật, Trường THCS Trần Bình Trọng (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Tôn kính, ngưỡng mộ tài đức của Bác Hồ kính yêu, thầy giáo Nguyễn Hồng Quân qua 9 năm nỗ lực đã viết nên một tác phẩm với 13.519 câu thơ để ca ngợi vị lãnh tụ tài ba của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm được đặt với cái tên đầy trìu mến Truyện về Người, chia làm 5 chương, sắp xếp logic theo cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm là câu chuyện thực mang tính lịch sử, dã sử, sử thi để ca ngợi Bác.
Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM
Xác lập năm 2014
Đồng diễn thể dục xếp hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều miếng ghép nhất
Chương trình đồng diễn thể dục xếp hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh do 3.440 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM thực hiện bằng cách ghép 3.440 miếng bìa màu thành chân dung Bác Hồ và tái hiện hình ảnh 39 năm giải phóng miền Nam, có kích thước 83x9,5m.Chào mừng 39 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2014), kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014) và hướng tới kỷ niệm 124 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2014), tỉnh Vĩnh Long tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh lần VII năm 2014 diễn ra ngày 29/4/2014 tại sân vận động tỉnh.
14. Bức tranh Bác Hồ về thăm bà con nhân dân tỉnh Bắc Ninh bằng khảm trai lớn nhất
Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh và kỷ lục gia - nghệ nhân Nguyễn Đình Vinh
Xác lập năm 2019
Bức tranh Bác Hồ về thăm bà con nhân dân tỉnh Bắc Ninh bằng khảm trai lớn nhất
15. Nhạc sĩ sáng tác các ca khúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều nhất Việt Nam Nghệ nhân khảm trai Nguyễn Đình Vinh đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với nghề khảm trai, trong đó nhiều tác phẩm khảm trai về Chủ tịch Hồ Chí Minh được đánh giá cao. Bức tranh Bác Hồ về thăm bà con nhân dân tỉnh Bắc Ninh được kỷ lục gia Nguyễn Đình Vinh thực hiện và trao tặng Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh nhân dịp kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm tỉnh Bắc Ninh.
Kỷ lục gia - nhà giáo ưu tú, nhạc sĩ Vũ Văn Viết
Xác lập năm 2019
Nhạc sĩ Vũ Văn Viết đón nhận bằng xác lập kỷ lục Việt Nam vào ngày 19/5/2019
Nhạc sĩ Vũ Văn Viết sinh năm 1943 tại tỉnh Phú Thọ, là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ. Từ năm 2013 đến nay, ông đã sáng tác 101 ca khúc viết về Bác Hồ. Trong đó phổ thơ và phỏng thơ 98 ca khúc, sáng tác thơ và nhạc 3 ca khúc. 16 ca khúc viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được in trong tập Dấu chân Người lội suối chiều mưa do Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 2009; 79 ca khúc trong tuyển tập Khúc ca dâng Người do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản. Một số ca khúc của nhạc sĩ Vũ Văn Viết sáng tác như Bác vẫn đi chúc Tết muôn nhà, Có một mùa thu như thế, Lời Bác - Lời nước non, Người còn sống mãi Bác Hồ ơi!, Sống mãi lời Người, Dấu chân Người lội suối chiều mưa...
Theo DNSG