44 đối tác phối hợp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn

SCG đã hợp tác với 44 đối tác từ chính phủ, khu vực tư nhân và khu vực công của Thái Lan và quốc tế tại “Hội nghị chuyên đề Phát triển bền vững 10 năm: Hợp tác cùng hành động”.

 

44 đối tác phối hợp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn

SCG cùng các đại diện cơ quan quan ban ngành, tổ chức cùng cam kết áp dụng mô hình Kinh tế tuần hoàn trong hoạt động

SCG phối hợp với cộng đồng Rang Plub và huyện Ban Pong ở tỉnh Ratchaburi

SCG phối hợp với cộng đồng Rang Plub và huyện Ban Pong ở tỉnh Ratchaburi

Mục tiêu của hội nghị là cùng nghiên cứu tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tài nguyên, với trọng tâm là nền kinh tế tuần hoàn cùng cách tiếp cận “Tối ưu hóa tài nguyên, phân loại và xử lý chất thải đúng cách” nhằm đảm bảo sử dụng tài nguyên hiệu quả trong suốt quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 

Sự hợp tác này nhằm tạo ra một ngành công nghiệp bền vững, đẩy lùi ô nhiễm chất thải nhựa trong đại dương, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong cộng đồng và quản lý chất thải công nghiệp. Điểm nhấn của sự kiện là các giải pháp cho hệ thống cơ sở hạ tầng, nền tảng chia sẻ kiến thức, đổi mới và phát triển công nghệ, và xử lý chất thải. Các tổ chức cũng phối hợp cùng nhau đề xuất giải pháp quản lý chất thải trở thành chương trình nghị sự quốc gia.

Các đại biểu chia sẻ thông tin tại Hội nghị

Các đại biểu chia sẻ thông tin tại Hội nghị

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của SCG, cho biết: “với tốc độ gia tăng chưa từng thấy, dân số thế giới dự kiến sẽ chạm mốc 9,7 tỷ người vào năm 2050, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng vọt bất kể nguồn lực hữu hạn. Thống kê cho thấy một người dân Thái Lan thải ra trung bình 1,15 kg rác và tỷ lệ phát sinh chất thải đang có chiều hướng gia tăng. Chỉ riêng năm 2018, Thái Lan đã tạo ra 28 triệu tấn chất thải. Nếu thiếu các biện pháp quản lý và xử lý chất thải thích hợp, chất thải sẽ rò rỉ ra các đại dương, gây suy giảm đa dạng sinh học môi trường biển, điều gần đây đã được báo động bằng cái chết của bò biển con Mariam. Định hướng Kinh tế tuần hoàn chính là giải pháp giúp giảm nhẹ những vấn đề này với mô hình “sản xuất - sử dụng - quay vòng”. Định hướng này cũng bao gồm các phương pháp tối ưu hóa tài nguyên, phân loại chất thải và xử lý thích hợp để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của SCG và ông Cholanat Yanaranop , Phó Chủ tịch Tập đoàn SCG kiêm Chủ tịch ngành Hoá dầu Tập đoàn SCG

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của SCG và ông Cholanat Yanaranop , Phó Chủ tịch Tập đoàn SCG kiêm Chủ tịch ngành Hoá dầu Tập đoàn SCG

Trong những năm qua, SCG đã kết hợp các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn vào các hoạt động kinh doanh với 3 chiến lược: 1) Giảm sử dụng vật liệu và tăng độ bền vật liệu bằng cách hạn chế sử dụng tài nguyên trong sản xuất và phát triển các sản phẩm với thời gian sử dụng dài hơn, ví dụ, bao bì gợn sóng với vẻ ngoài bắt mắt, bền nhưng tiêu tốn ít giấy hơn; 2) Nâng cấp và thay thế bằng cách đổi mới công nghệ để thay thế các sản phẩm và nguyên liệu thô hiện tại bằng các giải pháp hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu tiêu thụ nguyên liệu hoặc làm cho sản phẩm dễ dàng tái chế hơn. Điển hình như phát triển vật liệu xây dựng không sản sinh chất thải như nhà vệ sinh dạng mô đun, tấm tường đúc sẵn, tấm bê tông khí chưng áp linh hoạt, bao bì thực phẩm Fest thay thế thùng xốp, và bao bì linh hoạt độ bền cao và dễ dàng tái chế; 3) Tái sử dụng và Tái chế bằng cách tăng cường khả năng tái chế của vật liệu, ví dụ: phát triển sản phẩm với dây chuyền sản xuất sử dụng tỷ lệ vật liệu tái chế cao hơn, hợp tác với các siêu thị và cửa hàng bán lẻ hiện đại để thu thập các hộp giấy và giấy đã qua sử dụng để tái chế, và phát triển công thức nhựa với tỷ lệ nhựa tái chế cao hơn.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của SCG

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của SCG

Trong năm 2018, SCG đã chuyển đổi khoảng 313.000 tấn chất thải công nghiệp mỗi năm thành nguyên liệu thô tái tạo và biến 131.000 tấn chất thải công nghiệp mỗi năm thành nhiên liệu thay thế. Năm 2019, SCG đã và đang tiếp tục tích hợp các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn vào sản xuất sản phẩm và đặt mục tiêu giảm sản xuất nhựa sử dụng một lần từ 46% xuống 20% vào năm 2025 và tăng tỷ lệ nhựa tái chế, tái sử dụng và phân hủy sinh học lên 100% đến năm 2025.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu kinh tế tuần hoàn, các biện pháp như dự án phát triển cơ sở hạ tầng của chính phủ, các quy định cứng rắn cũng như quản lý chất thải nghiêm ngặt là chưa đủ. Sự hợp tác của tất cả các bên liên quan là yếu tố quan trọng để nền kinh tế tuần được thực thi. Đây là một tín hiệu khả quan khi 44 đối tác - bao gồm 5 tổ chức toàn cầu, 3 cơ quan chính phủ, 28 doanh nghiệp, 8 trường học và cộng đồng - cùng chung tay tạo nên các mô hình tuân thủ các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, và giải quyết các vấn đề lãng phí trong toàn dây chuyền hoạt động.

Khu vực trưng bày các sản phẩm tái chế của SCG đã đi vào thương mại

Khu vực trưng bày các sản phẩm tái chế của SCG đã đi vào thương mại

Hợp tác cho ngành công nghiệp bền vững: Ngoài việc hợp tác với mạng lưới toàn cầu của Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững (The World Business Council for Sustainable Developmen - WBCSD), Liên hợp quốc (United Nations - UN) và Phòng Thương mại Thái Lan (Thai Chamber of Commerce) để thực hiện các hoạt động kinh doanh bền vững, SCG đã xúc tiến hợp tác phát triển cải tiến công nghệ để thúc đẩy Nền kinh tế tuần hoàn.

Trong số những nỗ lực đó có thể kể đến quan hệ hợp tác ở quy mô toàn cầu giữa Ngành vật liệu xây dựng SCG với Hiệp hội Xi măng và Bê tông toàn cầu (Global Cement and Concrete Association - GCCA) để giảm thiểu tác động do hoạt động sản xuất xi măng và thúc đẩy sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị. Đơn vị này cam kết phát triển các tính năng độc đáo của bê tông nhưmột vật liệu xây dựng bền vững, chắc chắn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư ngày càng đông.

Bên cạnh đó, ngành vật liệu xây dựng cũng hợp tác với Tổ chức Kinh tế tuần hoàn trong ngành Xi măng (Circular Economy in Cement Industry - CECI) để ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực xây dựng với mục tiêu Không chất thải vật liệu trong tương lai. Ở cấp địa phương, đơn vị hợp tác với các doanh nghiệp như Công ty TNHH Supalai Public ra mắt Dự án Đường bê tông tái chế, sử dụng bê tông thải thay thế cho cốt liệu tự nhiên; hợp tác với Công ty TNHH Sansiri ra mắt Dự án “Giảm chất thải xây dựng” và giới thiệu các giải pháp tấm tường đúc sẵn thay thế tường gạch truyền thống, giúp giảm 100% việc sử dụng vật liệu trong quá trình lắp đặt; phối hợp cùng Công ty TNHH phát triển chất lượng Magnola (Magnolia Quality Development Corporation Limited - MQDC) để tạo thêm giá trị cho những vật liệu thừa trên công trường.

Đại diện SCG và Đại diện Liên hiệp quốc

Đại diện SCG và Đại diện Liên hiệp quốc

Ngành bao bì SCG đã hợp tác toàn cầu với tổ chức Kinh tế tuần hoàn cho bao bì linh hoạt (Circular Economy for Flexible Packaging - CEFLEX) để định hướng cho dòng sản phẩm bao bì linh hoạt cũng như phát triển bao bì thân thiện với môi trường. Ngành cũng cộng tác với các doanh nghiệp khác để tái chế các hộp đựng và giấy đã qua sử dụng trong một số lĩnh vực như: bán lẻ hiện đại, bao gồm các đối tác Tesco Lotus, CP All, MAKRO, CPN, Family Mart, Villa Market, Super Cheap, CJ Express và AEON (Thái Lan); hậu cần - logistic bao gồm DHL, Lazada Express; ngân hàng và tài chính phối hợp với KBANK; hàng tiêu dùng bao gồm Thai Beverage, CP Business Group; đầu tư bất động sản phối hơp với Sansiri; và quản lý kho tài liệu với Iron Mountain. Hơn nữa, ngành cũng hợp tác với S&P giới thiệu bao bì dễ tái chế, cũng như thúc đẩy thiết kế bao bì thân thiện với cộng đồng và môi trường. Đơn vị cũng hỗ trợ cơ hội nâng cao thu nhập cho các doanh nghiệp cộng đồng xung quanh nhà máy của SCG bằng cách cung cấp băng giấy dư thừa sau sản xuất để làm giỏ quà tặng.

Đại diện giới trẻ - cô Rarin Sathitthanasan (Lily), nhà hoạt động môi trường Thái Lan.

Đại diện giới trẻ - cô Rarin Sathitthanasan (Lily), nhà hoạt động môi trường Thái Lan.

Ngành hóa dầu SCG đã xây dựng chuỗi hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Điển hình là hợp tác với Quỹ Bill & Melinda Gates để sáng chế nhà vệ sinh thế hệ mới cho phép tái sử dụng chất thải để cải tạo đất; phối hợp cùng IKEA thành lập trung tâm tái chế để khuyến khích các hành vi tái chế, trong đó SCG giúp thiết kế các vật liệu thân thiện với môi trường để sử dụng cho trung tâm; cùng Starboard phát triển vật liệu thân thiện với môi trường là đầu vào cho dây chuyền sản xuất các sản phẩm của Starboard; cùng Tập đoàn Dow Thái Lan phát triển dự án “Đường Nhựa Tái chế” bằng cách sử dụng nhựa thải thay thế nhựa đường. Ngành còn nỗ lực hiện thực hoá các sáng kiến thành các dự án thực tế với Công ty TNHH Amata Corporation Public, Công ty TNHH SC Asset Public và Công ty TNHH CP All Public. Ngành cũng hợp tác với Công ty TNHH Bangchak Corporation để phát triển Bao bì Greenovative Lube, trong đó sử dụng phương pháp biến đổi các thùng chứa dầu nhờn đã qua sử dụng thành hạt nhựa tái chế.

Đại diện các bạn trẻ ở khu vực ASEAN chia sẻ về những vấn đề môi trường đang cấp bách trong từng khu vực

Đại diện các bạn trẻ ở khu vực ASEAN chia sẻ về những vấn đề môi trường đang cấp bách trong từng khu vực

Hợp tác để xử lý rác thải đại dương: SCG đã hợp tác toàn cầu cùng Liên minh loại bỏ rác thải nhựa (Alliance to End Plastic Waste – AEPW) trong dự án làm sạch biển. SCG là một trong 35 thành viên sáng lập cùng với các tổ chức toàn cầu nhằm giảm thiểu và quản lý các vấn đề chất thải, đặc biệt là các rác thải nhựa trong đại dương. Ngành cũng đồng sáng lập liên minh công-tư Nhựa PPP Thái Lan với Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan – nhóm ngành nhựa để quản lý chất thải nhựa một cách hiệu quả và bền vững với mục tiêu tái sử dụng 100% chất thải nhựa vào năm 2027 và cắt giảm tối thiểu 50% lượng rác thải nhựa vào năm 2027. Ngoài ra, ngành cũng đã làm việc với Cơ quan Tài nguyên Biển và Ven biển để phát triển hệ thống bẫy rác, ngăn chất thải xâm nhập từ sông ngòi vào đại dương và nghiên cứu cách khai thác thêm giá trị từ chất thải được thu gom.

Hợp tác để nâng tầm chất lượng cuộc sống của người dân trong cộng đồng: SCG đã phối hợp với Cơ quan Tài nguyên Biển và Ven biển cùng các làng chài quy mô nhỏ để phát triển giáo dục. Mạng lưới hợp tác trên đã cho ra mắt dự án Nhà tái chế cho cá - Recycled Fish Home, biến rác thải nhựa thành nơi ở cho cá. Kết quả là không chỉ giúp giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa mà còn cải thiện việc nuôi trồng và đa dạng sinh học biển ven bờ, mang lại thu nhập bền vững cho ngư dân địa phương. SCG còn phối hợp  với các cộng đồng để chia sẻ kiến thức và thúc đẩy việc phân loại chất thải và quản lý chất thải hiệu quả, với các dự án tại cộng đồng Ban Rang Plub và huyện Ban Pong ở tỉnh Ratchaburi, tiểu khu Ban Sa, tiểu khu Mueang Mai thuộc huyện Chae Hom, tỉnh Lampang; hợp tác với cơ quan chính phủ, Văn phòng Chính sách và Quy hoạch Tài nguyên và Môi trường, cộng đồng Khot Hin 2, cộng đồng Khao Phai ở huyện Muang, tỉnh Rayong, cộng đồng Mod Ta Noi ở tiểu khu Koh Libong, huyện Kantang thuộc tỉnh Trang và các trường học và cộng đồng ở Huyện Bang Sue ở Bangkok.

Hợp tác quản lý chất thải công nghiệp: SCG đã hợp tác với Cơ quan quản lý bất động sản công nghiệp Thái Lan (Industrial Estate Authority of Thailand - IEAT) để loại bỏ chất thải công nghiệp ở Maptaphut, tỉnh Rayong, với công nghệ hóa khí gas nung chảy tro từ Nhật Bản, lần đầu tiên áp dụng ở khu vực ASEAN và đặt tham vọng trở thành tập đoàn sinh thái hàng đầu tế giới với khái niệm kinh tế tuần hoàn. Sáng kiến này là một trong các giải pháp để loại bỏ chất thải công nghiệp cũng như tối ưu hóa và tái sử dụng hiệu quả các vật liệu thải.

Trong vòng 10 năm, SCG đã thu hút sự chú ý của công chúng về các vấn đề môi trường và giới thiệu các mô hình chuẩn và thành công từ khắp nơi trên thế giới tại Hội nghị chuyên đề Phát triển bền vững để nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp phù hợp với bối cảnh Thái Lan. SCG đặt mục tiêu trở thành động lực tạo ra các mạng lưới hợp tác và xúc tiến áp dụng mô hình phát triển bền vững ở tất cả các cấp độ, cũng như đẩy nhanh áp dụng nền kinh tế tuần hoàn trong suốt những năm qua và những năm sắp tới. Những nỗ lực bền bỉ này sẽ thực sự thúc đẩy Thái Lan và ASEAN đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs), ông Roongrote kết luận.

Hội nghị chuyên đề Phát triển bền vững 10 năm: “Nền kinh tế tuần hoàn - Hợp tác cùng hành động” được tổ chức nhằm thúc đẩy sự hợp tác của tất cả các bên sẽ là động lực quan trọng để thiết lập nền Kinh tế tuần hoàn ở Thái Lan và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Hội nghị chuyên đề vinh dự có sự tham gia của Đại tướng Prayut Chan-o-cha để lắng ngheđề xuất chiến lược quản lý chất thải cùng với đại diện của Liên hợp quốc, WBCSD và các tổ chức hàng đầu từ Thái Lan cũng như các quốc gia khác, với các sáng kiến và giải pháp hướng đến mục tiêu nền Kinh tế tuần hoàn. Hơn nữa, tại sự kiện cũng diễn ra một số thảo luận về bài học rút ra từ những câu chuyện thành công từ tất cả các lĩnh vực để tiếp tục thực hiện và lan tỏa. Hội nghị năm nay đã thu hút hơn 1.500 khách tham dự, bao gồm các quan chức chính phủ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các học giả, tổ chức phi chính phủ, báo chí trong nước và quốc tế.

Theo Tuổi trẻ Thủ đô


  • TAGS: