SCG công bố kết quả kinh doanh quý 2/2019 và nửa đầu năm 2019

SCG vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2019 và nửa đầu năm 2019 với lợi nhuận giảm do tác động của căng thẳng chiến tranh thương mại. Tập đoàn cam kết sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, có giá trị gia tăng cao, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn với các giải pháp toàn diện cho khách hàng, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư theo kế hoạch.

SCG công bố kết quả kinh doanh quý 2/2019 và nửa đầu năm 2019

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG công bố kết quả kinh doanh trước kiểm toán của tập đoàn trong Quý 2/2109

Bên cạnh đó, một loạt các biện pháp sẽ được tiến hành để đảm bảo tăng trưởng dài hạn và duy trì sự ổn định của doanh nghiệp. 

SCG khai trương Phòng thí nghiệm Vật liệu Cao cấp (Advanced Materials Laboratory) tại Oxford (Anh Quốc) với nhiệm vụ phát triển các sản phẩm mẫu cho Vật liệu công năng

SCG khai trương Phòng thí nghiệm Vật liệu Cao cấp (Advanced Materials Laboratory) tại Oxford (Anh Quốc) với nhiệm vụ phát triển các sản phẩm mẫu cho Vật liệu công năng

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG công bố kết quả kinh doanh trước kiểm toán của tập đoàn trong Quý 2/2109. Trong đó, doanh thu bán hàng đạt 80.453 tỉ đồng (3,453 tỉ USD), giảm 9% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do giá hoá chất giảm và sụt giảm 3% so với quý trước, do sự đi xuống ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn. Lợi nhuận quý này (chưa có khoản điều chỉnh trợ cấp thất nghiệp) giảm xuống 6.695 tỉ đồng (287 triệu USD), giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái và 22% so với quý trước do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại lên lợi nhuận hoá chất và thất thoát hàng hoá với giá trị 848 tỉ đồng (36 triệu USD). Nếu tính cả khoản điều chỉnh trợ cấp thất nghiệp 1.500 tỉ đồng (64 triệu USD), lợi nhuận của SCG trong Quý đạt 5.195 tỉ đồng (223 triệu USD).

Doanh thu bán hàng của SCG trong nửa đầu năm 2019 giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức 162.489 tỉ đồng (7,005 tỉ USD), chủ yếu do giá hoá chất giảm. Lợi nhuận trong kỳ (chưa tính các khoản điều chỉnh trợ cấp thất nghiệp), giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức 15.217 tỉ đồng (656 triệu USD), do lợi nhuận ngành hoá chất suy giảm trước bối cảnh chiến tranh thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, ngành Xi măng – Vật liệu Xây dựng của tập đoàn lại đạt doanh số cao hơn nhờ sự hồi phục của thị trường xây dựng khu vực. Nếu tính cả khoản điều chỉnh trợ cấp thất nghiệp, lợi nhuận trong kỳ của SCG đạt 13.724 tỉ đồng (592 triệu USD)

Nhà máy UPPC (Philippines)

Nhà máy UPPC (Philippines)

Doanh thu bán hàng các Sản phẩm giá trị gia tăng cao (High Value Added – HVA) của SCG trong Quý 2/ 2019 đạt 34.781 tỉ đồng (1,493 tỉ USD), chiếm tới 43% tổng doanh thu bán hàng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước và 4% so với quý trước. Nhờ vậy, doanh thu bán hàng các sản phẩm HVA trong nửa đầu năm 2019 đạt 67.959 tỉ đồng (2,93 tỉ USD), chiếm 42% tổng doanh thu bán hàng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

SCG trong khu vực ASEAN (ngoại trừ Thái Lan)

Nếu tính riêng hoạt động của SCG tại khu vực ASEAN (ngoại trừ Thái Lan), doanh thu bán hàng quý 2/2019 giảm 7% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 20.660 tỉ đồng (887 triệu USD), chiếm 25% tổng doanh thu bán hàng của tập đoàn. Doanh thu này đã bao gồm doanh thu bán hàng từ các công ty thành viên tại mỗi nước ASEAN và nhập khẩu từ Thái Lan.

Cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2019, tổng tài sản của SCG đạt mức 468.985 tỉ đồng (20,125 tỉ USD), trong đó tổng tài sản của SCG tại ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) đạt mức 157.052 tỉ đồng (6,739 tỉ USD), chiếm 33% tổng tài sản hợp nhất của SCG.

SCG tại Việt Nam

Dựa trên báo cáo quý 2/2019, SCG tại Việt Nam sở hữu giá trị tài sản lên tới 55.753 tỉ đồng (2,392 tỉ USD). Công ty báo cáo tổng doanh thu bán hàng quý 2/2019 đạt 7.897 tỉ đồng (339 triệu USD), bao gồm doanh thu bán hàng từ các công ty thành viên tại Việt Nam và doanh số nhập khẩu từ Thái Lan, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Nửa đầu năm 2019, thị trường Việt Nam báo cáo doanh số bán hàng đạt 14.654 tỉ đồng (632 triệu USD), tương đương với cùng kỳ năm trước.

Nhà máy BATICO (Việt Nam)

Nhà máy BATICO (Việt Nam)

Gần đây nhất tại Việt Nam, thực hiện cam kết “Nhiệt huyết nâng tầm cao mới”, SCG tiếp tục giới thiệu các giải pháp bền vững cho khách hàng tại Triển lãm Vietbuild 2019 tại TP Hồ Chí Minh – một trong những triển lãm lớn nhất ngành xây dựng tại Việt Nam. Trong dịp này, công ty cũng lần đầu tiên tung ra thị trường sản phẩm SCG Super Xi Măng với Công nghệ SCG Nano, giúp tăng cường độ cứng, độ bền và tính bền vững cho công trình.

Bên cạnh đó, trong chương trình Giải thưởng Chất lượng quốc gia Việt Nam 2018 do Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam chủ trì, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh, nhà sản xuất và phân phối ống và mối nối nhựa PVC hàng đầu – thành viên của tập đoàn SCG đã xuất sắc nhận giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á Thái Bình Dương. Giải thưởng này một lần nữa đã khẳng định những thành tựu của công ty trong việc nâng cao chất lượng và năng suất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường.

Nhà sản xuất bao bì giấy Fajar Indonesia

Nhà sản xuất bao bì giấy Fajar Indonesia

Ông Roongrote cho biết: “Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ bối cảnh chiến tranh thương mại, suy giảm kinh tế toàn cầu, điều chỉnh trợ cấp thất nghiệp trong quý 2/2019 cũng như thất thoát hàng hoá, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của quý 2 và nửa đầu năm 2019, đặc biệt trong ngành hoá chất, SCG vẫn sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất các sản phẩm và dịch vụ HVA, đồng thời đưa mô hình Kinh tế Tuần hoàn vào các hoạt động của tập đoàn, nhằm mang đến các giải pháp toàn diện cho khách hàng. Tập đoàn cũng tập trung đẩy nhanh các dự án đầu tư nhằm mang lại giá trị kinh doanh theo đúng mục tiêu đề ra. Với hai chiến lược chủ đạo này, SCG sẽ có thể tăng khả năng phục hồi từ những biến động kinh tế toàn cầu, cùng cách quản lý tập trung vào tăng trưởng dài hạn và ổn định.

Để theo đuổi chiến lược Quản lý Tăng trưởng dài hạn, ngành Hoá dầu của tập đoàn sẽ tập trung tăng cường sức cạnh tranh bằng các sản phẩm và dịch vụ HVA, đặc biệt là các Sản phẩm và Dịch vụ Hoá dầu bền vững theo định hướng Kinh tế Tuần hoàn. Ví dụ điển hình là việc phát triển hợp chất nhựa Polyetylen đặc biệt với công nghệ SMX Technology™ phục vụ các nhà sản xuất nhựa và các thương hiệu hàng hoá đang tìm kiếm nguyên liệu hạt nhựa cao cấp, giúp giảm thiểu tiêu thụ nguyên liệu trong khi vẫn giữ được các tính chất cơ học của sản phẩm. Một sáng tạo khác là chất phụ gia đặc chủng cho bao bì hoàn toàn tái chế.

Một trong những sáng kiến về năng lượng tái tạo của SCG: tấm năng lượng mặt trời có thể sản xuất ra 77 MW điện, giảm mức tiêu thụ điện từ các nguồn bên ngoài và tiết kiệm khoảng 258 tỉ đồng (11 triệu USD) mỗi năm

Một trong những sáng kiến về năng lượng tái tạo của SCG: tấm năng lượng mặt trời có thể sản xuất ra 77 MW điện, giảm mức tiêu thụ điện từ các nguồn bên ngoài và tiết kiệm khoảng 258 tỉ đồng (11 triệu USD) mỗi năm

Bên cạnh đó, gần đây, SCG cũng khai trương Phòng thí nghiệm Vật liệu Cao cấp (Advanced Materials Laboratory), một trung tâm nghiên cứu & phát triển tại Oxford (Anh Quốc) với nhiệm vụ phát triển các sản phẩm mẫu cho Vật liệu Công năng.

Ngành Xi măng – Vật liệu xây dựng của SCG đang trên đà tăng trưởng mạnh, đặc biệt là nhờ các khoản đầu tư liên tục vào các dự án xây dựng của chính phủ Thái Lan cùng với tiến triển kinh tế khả quan từ các nước trong khu vực, ngoại trừ Indonesia đang đối mặt với suy giảm nhu cầu nội địa. Vì vậy, SCG đã chủ động khám phá các thị trường tiềm năng và tăng trưởng nhanh như ngành công nghiệp bán lẻ.

Ngoài ra, ngành hậu cần (Logistics) của SCG cũng mở rộng quy mô các nhà kho có thể kiểm soát nhiệt độ. Bên cạnh đó, SCG cũng nỗ lực mang đến các giải pháp toàn diện cho khách hàng như các giải pháp về mái ngói giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, ngăn thấm dột, tăng độ bền màu và mang lại sự tiện nghi, thoải mái cho gia chủ.

Ngành bao bì của SCG đạt mức tăng ngoạn mục với tiềm năng mở rộng cùng với đà tăng trưởng kinh tế nội địa và khu vực, đặc biệt tại ASEAN. Một số yếu tố quan trọng khác bao gồm sự bùng nổ thương mại điện tử và sự tăng trưởng của ngành công nghiệp thức ăn nhanh.

SCG tập trung thúc đẩy phát triển kinh doanh bằng cách mở rộng quy mô sản xuất tại nhà máy UPPC (Philippines) và BATICO (Việt Nam), bên cạnh việc mua cổ phần tại Fajar – nhà sản xuất bao bì giấy chủ chốt tại Indonesia.

Để duy trì sự ổn định, SCG đề cao tầm quan trọng của quy trình quản lý tiền mặt, bằng cách duy trì dòng vốn hoạt động ở mức hợp lý. Vào cuối quý 2/2019, SCG có lượng tiền mặt và tiền mặt quản lý đạt mức 32.277 tỉ đồng (1,385 tỉ USD). Đây là mức hợp lý với kế hoạch đầu tư và môi trường kinh doanh biến động. Ngoài ra, chiến lược này cũng tái đánh giá các dự án đầu tư với trọng tâm được đặt vào các dự án có thể nhanh chóng tạo ra giá trị. Ví dụ điển hình bao gồm việc mua cổ phần tại Fajar, giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh của ngành Bao bì SCG trong Quý 3/2019. Những dự án đang được triển khai như Tổ hợp Hoá dầu miền Nam (LSP) cũng sẽ được thúc đẩy tiến độ để kịp kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, tập đoàn cũng đã tăng cường hiệu suất năng lượng bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong các nhà máy. Điển hình là tấm năng lượng mặt trời có thể sản xuất ra 77 MW điện, giảm mức tiêu thụ điện từ các nguồn bên ngoài và tiết kiệm khoảng 258 tỉ đồng (11 triệu USD) mỗi năm. Một sáng kiến khác là biến rác thải thành năng lượng, xây dựng nhà máy điện sử dụng chất thải trong sản xuất giấy, giúp sản sinh ra 9,6 MW điện.

Ngoài ra, SCG cũng tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất và cắt giảm chi phí nhờ sử dụng công nghệ. Tập đoàn cũng xúc tiến hợp tác phát triển công nghệ số với khoản đầu tư 22.000 tỉ đồng (95 triệu USD) vào các công ty khởi nghiệp hàng đầu thế giới trong thời gian 5 năm (từ 2017 tới 2021). SCG cũng khuyến khích các đơn vị khởi nghiệp bên trong tập đoàn và thúc đẩy sự hợp tác giữa các phòng ban để phát triển các công nghệ chuyên sâu, thống nhất các hoạt động của SCG trong tất cả các đơn vị kinh doanh cốt lõi.

SCG cũng tập trung thúc đẩy các cơ hội xuất khẩu toàn cầu. Ví dụ như xuất khẩu Bao bì sang Trung Quốc và các thị trường ASEAN, hay xuất khẩu các sản phẩm trần và tường của ngành Xi măng – vật liệu xây dựng sang thị trường Hàn Quốc, hướng tới mở rộng sang thị trường châu Âu”, ông Roongrote kết luận.

Theo Tuổi trẻ thủ đô

 


  • TAGS: